Vào những năm gần đây, chúng ta có thể thấy được sự xuất hiện của rất nhiều band nhạc trẻ, các nghệ sĩ nổi tiếng sử dụng những cây keyboard để trình diễn có thể là đệm hát, chơi một khúc solo… cây keyboard có thể nói ví von là một phiên bản có thể tích hợp các loại nhạc cụ lại với nhau. Nhưng ở những năm 90, 2000, cây keyboard chỉ có một nhiệm vụ duy nhất đó chính là để học nhạc, học đàn chứ và được phổ biến rộng rãi như piano để biểu diễn trong các cuộc thi âm nhạc hoặc những buổi hoà nhạc chứ không phải được sử dụng trong những band nhạc hoặc những buổi biểu diễn band.
Vào thời đó, để sở hữu một cây keyboard, người chơi có thể phải bỏ tận 5-10 triệu và ở những thập niên 90 với số tiền 5-10 triệu, tôi nghĩ các bạn có thể hình dung con số đấy khủng khiếp như thế nào và những nhà có sở hữu một cây keyboard có thể nói là gia đình có thu nhập trung bình cao. Và với điều kiện và hoàn cảnh như vậy, việc nghĩ dùng cây Keyboard để biểu diễn trong những band nhạc là một điều cực kì khó khăn vì cứ keyboard, piano là cứ gắn đến những khoá học âm nhạc, hoà nhạc, cuộc thi âm nhạc…
Nhưng từ sau thời điểm Việt Nam mở cửa với thế giới, dần dần những văn hoá nghệ thuật, âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới du nhập tại Việt Nam, cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet, người chơi nhạc Việt Nam có thể tiếp cận đến những công nghệ mới trong âm nhạc hoặc gu âm nhạc mới, ví dụ như band nhạc pop, indie hay thậm chí rock. Dần dần khi tư duy chơi nhạc của người Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nước ngoài bắt đầu xuất hiện những nhóm nhạc nhỏ có thể là trong trường học, câu lạc bộ âm nhạc hoặc đơn giản là một nhóm bạn trẻ ngồi lại với nhau để đàn hát. Hình ảnh của cây Keyboard từ đó cũng được đưa lên tầm cao mới, không còn chỉ là được sử dụng để dạy học, Keyboard hiện nay hầu như chúng ta có thể thấy được sử dụng nhưng là một thành phần của ban nhạc và dần trở nên không thể thiếu trong mỗi buổi liveshow hoặc các tác phẩm âm nhạc.
Cùng với sự phát triển tột độ như vậy, chúng ta mới có thể tiếp cận được những dòng sản phẩm Keyboard hiện đại đến từ những thương hiệu lớn như: Casio, Roland, Alesis… ở trên những dòng sản phẩm keyboard có tích hợp những chức năng điều chỉnh âm thanh, âm sắc, cài đặt sao cho phù hợp với bài nhạc mà người chơi đang chơi, có thể kể đến như chức năng tự học, tự luyện tập theo những bài mẫu có sẵn trên cây đàn của casio, hay thậm chí kết nối trực tiếp với những ứng dụng giúp người chơi có thể tự tập đàn mà không phải bỏ quá nhiều tiền để đăng kí cho mình một khoá học mà có thể tự học và chơi sau một thời gian ngắn.
Với những công nghệ phát triển như hiện nay, dần dần Keyboard được nâng cấp vị trí của mình trong những band nhạc và đang tạo nên những dấu ấn riêng trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung và Band Performance nói riêng.